Con người sẽ phải tự hoàn thiện mình trong cuộc sống không ngừng thay đổi này. Mỗi ngày chúng ta sẽ nhận được nhiều bài học mới từ những chuyện đã xảy ra, dù tốt hay xấu cũng phải chấp nhận.
Để giúp cho bản thân trở nên tốt hơn, thì hãy loại bỏ những điều tiêu cực và cố gắng vun đấp những cái tốt dù là nhỏ nhất. Trong đó, VỊ THA là phẩm chất mà chúng ta cần rèn luyện. ÍCH KỶ là điều mà bạn nên gạt bỏ.
Thật ra, chúng ta vẫn còn ngờ ngờ không biết vị tha là gì, ích kỷ là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng, vị tha là cách chúng ta quan tâm, yêu thương người khác, không vì lỗi lầm của họ mà chỉ trích. Biết hy sinh lợi ích và hạnh phúc của mình cho những người xung quanh. Ích kỷ là hành động chỉ làm vì lợi ích cá nhân mà không màng đến suy nghĩ của người khác.
Người có lòng vị tha sẽ luôn nhận được mọi điều tốt đẹp
Sống trên đời, ai cũng phạm sai lầm cả. Mọi lỗi lầm nếu không được tha thứ thì mỗi quan hệ giữa con người với nhau còn lại là gì? Có thể nói sợi dây vô hình thắt chặt tình cảm giữ con mọi người với nhau chính là vị tha. Ngược lại, ích kỷ lại trở thành kẻ thù đáng sợ nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?
Chẳng ai là người hoàn hảo cả, mỗi người đều có sự ích kỷ riêng. Người MẠNH sẽ biết cách khắc chế nó vào bên trong. Người YẾU sẽ để con “quỷ” ích kỷ lộng hành.
Chiếc “củi sắ” sẽ nhốt sự ích kỷ bằng “ý chí” và “lương tâ”. Nếu bạn không giữ vững được 2 điều này thì lòng ích kỷ sẽ luôn tồn tài một cách đáng sợ. Thế mới nói, lương tâm sẽ mất đi nếu sự ích kỷ ngày càng tăng.
Mac-đen đã từng nói: “Ích kỷ chính là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Nếu con người chỉ biết đến bản thân sẽ dễ sa vào con đường tội lỗi. Lúc đó, họ sẽ chẳng biết gì đến những người xung quanh mà chỉ hành động theo ý muốn của mình. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.
Ích kỷ không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn làm hại đến chính bản thân họ. Nó được ví là ngọn gió sa mạc có thể làm khô héo tất cả. Đến khi đó, bạn sẽ sống như một con người “KHÔNG CÒN LƯƠNG TÂM”.
Cần vị tha một cách đúng lúc
Người vị tha luôn nhìn cuộc sống bằng con mắt tích cực nhất, cuộc sống của họ luôn nhẹ thênh, thoải mái. Họ biết đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để cảm nhận những điều vui buồn mà họ đang gánh chịu.
Mà để học được cách vị tha lại chẳng phải dễ dàng. Việc tha thứ cho kẻ đã hãm hại, kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Nếu bạn có thể bao dung trước tội lỗi của kẻ thù, thì đó là lúc bạn đã chiến thắng bản thân mình. “Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng” – Arixtot. Những ai không biết tha thứ cho kẻ thù, sẽ vình viễn không “nếm” được thú vui tuyệt trần của thế gian.
Hãy tưởng tượng, vị tha chính là một khu vườn rộng lớn. Trong suy nghĩ thì “Vị tha” là đất, trong lời nói thì “vị tha” là hoa và trong việc làm thì “vị tha” là quả. Từ quá trình vun trồng cho đến lúc ra hoa kết quả, lòng vị tha sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm, được nuôi dưỡng lâu dài.
Nên nhớ rằng, chỉ khi nào bạn muốn quên đi thì lúc đó sự tha thứ mới có hiệu nghiệm. Cũng như vậy, cây sao có thể phát triển nếu mảnh đất trồng quá khô cằn. Vì thế, câu nói: “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chẳng khác nào câu “Tôi không thể tha thứ”.
Tuy nhiên, không phải cái gì quá cũng tốt cả, việc gì cũng có giới hạn nhất định. Vị tha không có nghĩa là cứ mù quáng hy sinh và bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt!
Hành động vị tha cần dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy! Nó không hoàn toàn xấu, nhưng nếu biến nó thành một điều khó chấp nhận, bất chấp mọi thứ thì mới đáng sợ.
Đứng trước những thử thách trong cuộc sống, bạn cần phân định rõ đâu ra đúng và sai. Từ đó, mới lựa chọn một cách xử lý phù hợp. Chẳng có chuẩn mực nào dành cho PHẨM CHẤT. Mỗi người đều có tòa án lương tâm để đưa ra hành động của mình.
Nghĩ đến người khác, không có nghĩa là bỏ quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không đồng nghĩa đạp đổ người khác. Vị tha và ích kỷ cần được áp dụng sao cho hợp lý. Cần hài hòa 2 điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ thở hơn. Nhìn chung vị tha vẫn đáng hướng tới đúng không?