Trong cuộc sống này, có rất nhiều người đã sống “khổ” từ bé đến lớn, cho đến khi chết vẫn không thể nào giải thoát được. Khổ ở đây không phải nói về vật chật mà chính là tinh thần.
Rất nhiều người đã đánh đổi sức khỏe, tuổi trẻ, thời gian bên gia đình để lấy cái gọi là tiền tại, sự nghiệp, địa vị, … để khi về già, bệnh tật kéo đến, họ lại đánh đổi những thứ này để lấy sức khỏe, nhưng đã còn kịp?
Trẻ em ở Việt Nam khá “bất hạnh” khi bị đánh cấp tuổi tho của chính mình. Đồng phạm tiếp tay lại chính là cha mẹ và thầy cô. Từ lớp mầm non, các bé đã phải học đếm, học đọc đến khi lớp một phải học viết, học thêm sáng tối. Mọi chuyện cứ tiếp diễn cho đến tận khi tốt nghiệp đại học vẫn phải cõng trên lưng “chữ nghĩa kiểu thầy cô” trong đầu.
Sau khi tốt nghiệp, nếu may mắn bạn sẽ kiếm được một công việc ổn định, không phải lo sốt vó vì bị thất nghiệp. Và lúc này, những khắc nghiệt cuộc sống cơm áo, gạo tiền khiến bản thân lúc nào cũng phải lo đau đáu. Thế là lại vùi mình đi làm từ sáng đến tối, 8h/ngày, 6 ngày/tuần.
Với tâm thế luôn phải cày cuốc để mua nhà, mua xe, lấy vợ sinh con, … cứ một vòng luẩn quẩn cho đến lúc chết. Bạn đã sống một cuộ đời đầy lo âu và toàn tính cho đến khi về già chỉ còn biết chép miệng: “Âu cũng là một kiếp nợ đồng lần”.
Thực ra, đâu ai muốn sống cuộc đời như vậy. Ai cũng muốn được no ấm, đi chơi đây đó, hoàn thành ước nguyện, … nhưng thực tế vẫn đau lòng khi chúng ta phải sống như vậy nếu không biết cách thay đổi bản thân.
Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao ta phải sống theo một lối mòn nhàm chán và đáng sợ đến như vậy? Tại sao ta không tự mình bứt phá để tìm được đích sống thực sự?”
.jpg)
Nhiều người luôn cho rằng, chỉ khi nào trong tay có thật nhiều tiền thì mới có thể sống hạnh phúc, an nhàn nên cả đời phấn đấu cho đến già. Nhưng lúc này có tận hưởng được gì?
Đồng ý rằng, khi có tiền thì chúng ta sẽ có cuộc sống nhàn hạ, thoải mái hơn. Nhưng hạnh phúc thực sự không phải xây dựng từ tiên không. Có rất nhiều người giàu có sống trong nhà lầu, xe hơi, xài hàng hiệu, ăn đồ ngon, … nhưng trong tâm lại bất an, ngủ không yên giấc, lúc nào cũng cảm thấy lo âu, … Và khi thức dậy lại phải toan tính làm sao để không bị nghèo xuống. Vậy cuộc sống này có đáng không?
Nếu có tất cả thì là điều tuyệt vời, nhưng điểm mấu chốt quan trọng chính là bạn phải biết cân bằng cuộc sống. Khi còn trẻ, kiếm tiền là tốt, nhưng phải biết hưởng thụ, trải nghiệm một cuộc sống khám phá, tìm tòi học hỏi, giao lưu kết bạn, … để về già chẳng có gì phải tiếc nuối khi nhớ lại.
Tận hưởng một cuộc sống không phụ thuộc quá nhiều vào vật chất, tiền bạc mà dựa trên khái niệm tinh thần. Đó là cảm nhận của chúng ta, phải có được niềm vui thực sự, bạn có thể đi du lịch đâu đó, ăn một món ngon, trải nghiệm yêu đương, tham gia hoạt động xã hội có ích, … Thì cuộc sống của bạn mới muôn màu, muôn vẻ và có ý nghĩa thực sự.
Tận hưởng mọi khoảnh khắc tuyệt vời khi còn trẻ
Hãy sống chậm lại, để có thể cảm nhận rõ hơn từng cung bậc trong cuộc sống. Đừng để vật chất cuốn trôi khiến bạn mất kiểm soát. Xung quanh ta có rất nhiều điều dễ thương, thú vị mà bạn nên khám phá để cảm thấy đáng sống hơn.
Khi còn tuổi trẻ, còn sức khỏe là bạn còn tất cả. Cứ vui đi, cứ sống hết mình làm những điều mình thích, miễn sao không trái với đạo lý thông thường.
.jpg)
Muốn ăn thì ăn, muốn chơi thì chơi, … nhưng khi làm việc thì cần nghiêm túc. Mọi thứ đều có điểm dừng đúng lúc, ăn chơi thả ga nhưng phải có điểm dừng.
Hãy biết cảm ơn vì bạn đã hiện diện trên cõi đời này để có thể chứng kiến và sống với những gì mình có. Sống là phải có nguyên tắc, có mục tiêu phấn đấu. Để mỗi sớm mai thức dậy thì bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng để có thể bắt đầu một ngày mới tốt hơn.
Tận hưởng cuộc sống như những đứa trẻ nhỏ, vui thì khóc, buồn thì cười. Nhớ đừng quên gia đình của mình, đừng vì hoài bão tương lai mà bỏ rơi người thân. Thường xuyên về thăm họ, kể cho họ nghe mơ ước và cùng nhau tâm sự tỉ tê, bạn sẽ thấy cuộc sống ôi sao đơn giản và bình yên thế!